Sự thật về những bức ảnh chụp vong ở Việt Nam

Sự thật về những bức ảnh chụp vong ở Việt Nam

Phiên bản để inGởi bằng emailPhiên bản PDF

Cho đến nay, câu hỏi: Có hay không sự tồn tại của thế giới tâm linh vẫn chưa thể tìm ra câu trả lời. Bất cứ sự đồn đoán, khẳng định hay phủ định câu hỏi này đều là ý kiến của cá nhân chứ chưa có bất cứ cơ sở khoa học nào để đi tới kết luận cuối cùng.

Thời gian gần đây, dư luận xì xào bàn tán về những "bức ảnh chụp ma” cùng những câu chuyện kỳ bí mang đậm màu sắc tâm linh xung quanh những bức ảnh này. Đã có rất nhiều ý kiến của những chuyên gia về những bức ảnh đó. Người thì cho rằng đó là lỗi kỹ thuật máy ảnh, là ảo giác của mắt, người thì cho rằng đó chỉ là một trò đùa photoshop kích thích tò mò… nhưng tựu chung, những khẳng định hay phủ định ấy đều để trả lời cho câu hỏi: Có hay không thế giới tâm linh? Nếu có thì những linh hồn tồn tại ở dạng gì?

Nhà nghiên cứu Nguyễn Phúc Giác Hải hiện là chủ nhiệm bộ môn Thông tin Dự báo, thiếu tướng Chu Phác hiện là Chủ nhiệm bộ môn Cận tâm lý thuộc Trung tâm Nghiên cứu tiềm năng con người. Cả hai người đều là những nhà ngoại cảm có uy tín. Qua nhiều năm, họ và nhiều người khác nữa đã chụp, sưu tập hàng nghìn bức ảnh được cho là ảnh của người âm. Bản thân nhà nghiên cứu Nguyễn Phúc Giác Hải đang là chủ nhiệm đề tài khoa học về sự tồn tại của vong hồn qua những bức ảnh. Những lập luận hay chứng cứ họ đưa ra đang gây rất nhiều tranh cãi trong dư luận.

Từ những vòng tròn kỳ lạ

Cho đến nay, câu hỏi: Có hay không sự tồn tại của thế giới tâm linh vẫn chưa thể tìm ra câu trả lời. Bất cứ sự đồn đoán, khẳng định hay phủ định câu hỏi này đều là ý kiến của cá nhân chứ chưa có bất cứ cơ sở khoa học nào để đi tới kết luận cuối cùng.

Qua giai đoạn của những hiện tượng áp vong, vong nhập để tìm mộ thì đến giờ, nhà nghiên cứu Nguyễn Phúc Giác Hải lại khẳng định, có thể chụp được ảnh cho vong. Theo giải thích của ông Giác Hải, trước đây, do chúng ta dùng máy ảnh film 100ASA (chụp thể thao cũng chỉ tối đa đến 300ASA) có độ nhạy sáng thấp nên rất khó chụp ảnh vong. Tuy nhiên, phải rửa ảnh ra thì mới biết được.


Nhà nghiên cứu Nguyễn Phúc Giác Hải bên chồng ảnh người âm đã chụp và sưu tập

Đợt đi công tác cùng Trung tâm Nghiên cứu tiềm năng con người từ Hà Nội vào Đà Lạt, sau khi dự hội thảo xong, Ban Tổ chức có bố trí cho đoàn công tác tham quan “ngôi nhà ma” nổi tiếng trên đèo Prenn. Hôm đó thời tiết hơi ẩm, ông Hải dùng máy ảnh chụp lại toàn bộ ngôi nhà, mục đích chỉ để lưu niệm. Hôm sau, ông có đưa phim cho một nhân viên văn phòng đem rửa ảnh để tặng mọi người. Kiểm tra lại thì ông phát hiện ra một tấm ảnh có vòng tròn màu trắng lốp bằng đầu ngón tay dưới góc bức ảnh. Nhà ngoại cảm Dương Mạnh Hùng nhìn bức ảnh và reo lên: “Chú Hải, chú đã chụp được một linh hồn”.

Rất may mắn rằng, trước chuyến đi công tác này, có một nhà ngoại cảm khác đã tặng ông một bức ảnh chụp hiện trường của một vụ tai nạn giao thông cũng xuất hiện những vòng tròn sáng tương tự như vậy và nhà ngoại cảm Nguyễn Ngọc Sơn cũng từng gửi cho ông Hải bức ảnh có hai vòng tròn sáng trên tường. Họ đều cho rằng, những vòng tròn sáng đó là một dạng thức của vong hồn xuất hiện. Ông Hải khẳng định: “Tôi là Ủy viên Ban Chấp hành Hội Thiên văn Vũ trụ Việt Nam nên những trò kỹ xảo của máy ảnh liên quan đến tính chất vật lý tôi quá hiểu. Thế nên tôi khẳng định, những bức ảnh mà tôi có trong tay không phải là do lỗi máy ảnh hay có sự tác động kỹ thuật từ bên ngoài”.


Bức ảnh ma nổi tiếng chụp ở Đồ Sơn

Từ những sự việc này, ông Hải quyết định bỏ đoàn ở lại ngôi nhà ma Đà Lạt thêm một ngày nữa để chụp ảnh. Ông chụp liên tiếp nhiều tấm ảnh ở nhiều góc và nhiều tiêu cự thì thấy những vòng tròn sáng xuất hiện ở những vị trí khác nhau. Từ đó, ông Hải càng thêm chắc chắn: Những vòng tròn sáng đó không phải là do lỗi ống kính.

Về Hà Nội, ông Hải giở lại tấm ảnh photocopy từ Báo Lao Động năm 2009 ra xem và quyết định tìm đến hiện trường vụ tại nạn trên đường Phạm Hùng để tìm hiểu thông tin. Vụ việc được thuật lại như sau: Buổi tối, khoảng 20h, có hai xe máy đi cùng chiều va vào nhau gây tai nạn. Cả hai người điều khiển xe đều ngã ra đường nhưng một người chỉ bị xây xát nhẹ nên đi về ngay còn người kia đau hơn nên phải ngồi lại. Mãi đến đêm, người ta vẫn thấy anh này ngồi đó mà không đứng dậy đi về. Đám công nhân ở công trường gần đó thấy vậy nên gọi cấp cứu 115. Tưởng mọi việc đã xong nhưng sáng hôm sau vẫn thấy anh ta ngồi bất động tại đó. Đưa anh ta vào đến viện thì đã quá muộn, các bác sĩ bảo rằng nếu đưa anh ta vào sớm hơn thì có thể cứu sống. Theo quan niệm dân gian thì anh ta bị chết oan.


Ảnh chụp vong (bên phải) qua điện thoại so với ảnh thờ (bên trái)

Theo ông Hải, có một điều đặc biệt, bức ảnh đăng trên Báo Lao động là do công an đến đo đạc hiện trường chụp lại, thế nên những vòng tròn sáng xuất hiện trong bức ảnh này không thể là do dàn xếp. Vòng tròn sáng kia có thể là linh hồn của nạn nhân xấu số vì người chết oan linh hồn thường khó siêu thoát.

Để kiểm tra lại việc này, ngay tối hôm đó, ông Hải một mình mang máy ảnh, máy quay trở lại hiện trường. Ông dùng máy quay để quay phim và dùng máy ảnh chụp lại hiện trường trong đêm tối. Kết quả làm ông bất ngờ, trong một bức ảnh có xuất hiện một vòng tròn sáng đúng vị trí người thanh niên xấu số ngồi lại sau vụ tai nạn.


Ảnh chụp vong người con (bên trái) so với ảnh thờ của bố (bên phải)

Từ những căn cứ này, ông Hải tiếp tục đến những địa điểm khác nhau, là những nơi dễ dàng xuất hiện những vòng tròn sáng nhất để chụp ảnh. Lần lượt là Nhà tang lễ Bệnh viện 108, Nhà tù Hỏa Lò, Chợ 19/12, cầu Niệm (Hải Phòng), Nghĩa trang Văn Điển, sông Tô Lịch, các điểm đen giao thông và rất nhiều đền chùa khác. Phương pháp của ông là chụp liên tiếp nhiều tấm ảnh cùng thời điểm để so sánh. Kết là là đã có rất nhiều tấm ảnh xuất hiện những vòng tròn kỳ lạ tại những vị trí khác nhau. Và ông khẳng định, đó chính là những vong hồn người đã chết còn tồn tại.

Vòng tròn có phải là vong?

Câu chuyện chụp được ảnh vong không dừng lại ở đó. Đã có rất nhiều giai thoại ly kỳ được nhiều nhà ngoại cảm chứng kiến và kể lại. Trong cuộc gặp gỡ, Thiếu tướng Chu Phác đã cho chúng tôi xem một bức ảnh khổ lớn có hình mặt người khá rõ. Theo thiếu tướng Chu Phác, bức ảnh này do chính ông chụp lúc 11h10, ngày 30/3/2000 tại Trại tạm giam Phú Lương, xã Sơn Cẩm, TP Thái Nguyên. Lúc đó ông cùng gia đình cố GS.VS Nguyễn Văn Đạo (ĐH QGHN) đi tìm mộ thân phụ ông Đạo là Nguyễn Văn Nguyên.


Nhà nghiên cứu Nguyễn Phúc Giác Hải tại ngôi nhà ma Đà Lạt

Cụ Nguyên sinh ngày 20/8/1901, mất ngày 20/11/1955 do bị bắt oan sai và mất trong trại tạm giam này. Khi đi tìm mộ, người phụ trách trại giam thời đó đã chỉ cho gia đình chỗ chôn cụ. Sẵn máy ảnh trong tay, ông Phác đã chụp đám cỏ xanh trên phần mộ cụ. Lúc đó xác của cụ được chôn dưới đất khá sâu. Khi về nhà rửa ảnh, tự nhiên khuôn mặt cụ hiện ra khá rõ trên tấm ảnh. Gia đình cụ nhìn thấy khuôn mặt này đều rất bất ngờ.

Thiếu tướng Chu Phác cũng cho chúng tôi xem một tấm ảnh người ta gửi đến cho ông qua thư điện tử, trường hợp một người đi tìm mộ liệt sĩ của nhà mình, khi chụp vào chỗ hài cốt được lộ ra thấy hiện hình một số liệt sĩ đang nằm ở đó với tư thế trạng thái đang chết đội mũ tai bèo và những khuôn mặt rất rõ nét.


Ly kỳ hơn nữa, đầu tháng 2/2010, thông tin nhà ngoại cảm Nguyễn Ngọc Hoài đã chụp được bức ảnh của một linh hồn liệt sĩ mới được quy tập từ nước bạn Lào cũng gây bàng hoàng dư luận. Đó là liệt sĩ Lương Xuân Tách, có giấy báo tử cho gia đình vào năm 1971.

Liệt sĩ Tách có người con duy nhất là anh Lương Đoàn Mạnh. Anh Mạnh đã nhiều lần đi tìm mộ cha mà không được. Vào năm 2009, anh gặp được nhà ngoại cảm Nguyễn Ngọc Hoài. Sau khi có thêm một số thông tin từ đồng đội của liệt sĩ cho biết, thì liệt sĩ hy sinh tại Xiêng Khoảng, Lào, nhưng địa điểm cụ thể thì không rõ.

Chị Hoài đã chỉ dẫn ra địa điểm hài cốt của liệt sĩ Tách. Lần này chị Hoài đề nghị gia đình mời anh Quân, nhà ở Mạo Khê, người có khả năng gọi được linh hồn người đã khuất hiện hình lên chiếc điện thoại cầm tay của anh ta để thân nhân chụp lấy ảnh người quá cố, bởi gia đình cũng không có ảnh để thờ.


Tại nơi có hài cốt liệt sĩ Tách mà chị Hoài chỉ dẫn, anh Quân nói đã trông thấy liệt sĩ và nói rằng chỉ có chị Hoài là chụp được ảnh liệt sĩ. Kỳ lạ thay khi hình ảnh liệt sĩ hiện lên điện thoại của anh Quân, mấy chiếc máy ảnh chĩa vào nhưng chỉ mình chiếc điện thoại di động của chị Hoài là chụp được ảnh. Khi mang tấm hình về quê, mọi người trong họ hàng đều xác nhận, người trong bức ảnh đúng là Liệt sĩ Lương Xuân Tách.

Một bức ảnh nữa cũng nổi tiếng không kém là bức ảnh người không đầu ở Đồ Sơn, Hải Phòng. Chủ nhân của bức ảnh lạ là anh Hoàng Khánh Duy, 26 tuổi ở Hà Nội. Trong chuyến đi chơi Đồ Sơn cùng với bạn bè vào tháng 6/2007, anh Duy đã chụp rất nhiều ảnh. Nhưng phải sau đó rất lâu, anh phát hiện bức ảnh chụp vào đêm cuối kỳ nghỉ, xuất hiện một bóng người mờ ảo, không đầu đứng giữa đường ở cuối bãi tắm 3.

Trong khi đó, cảnh vật xung quanh từ đường phố, xe cộ, quán xá… đều rất rõ nét. Đây chỉ là bức ảnh chụp tình cờ chỉ khi xem lại ảnh chủ nhân của nó mới phát hiện ra.

Nhận xét về bức ảnh lạ của anh Duy, có ý kiến khẳng định đây là ảnh ma nhưng cũng có ý kiến cho rằng bức ảnh chỉ là sản phẩm của phần mềm sửa ảnh photoshop

Tuy nhiên, khi kiểm tra thông số từ bức ảnh do anh Duy cung cấp, nhiều người am hiểu ảnh kỹ thuật số nói rằng, không thấy có dấu hiệu can thiệp của các phần mềm chỉnh sửa.


Tuy chưa có điều kiện đưa ra kết luận cụ thể về trường hợp của bức ảnh lạ ở Đồ Sơn, nhưng từ góc độ tâm linh, ông Nguyễn Phúc Giác Hải cho rằng, nếu đúng là bức hình không chịu sự can thiệp của các phần mềm sửa ảnh, thì có thể coi đây là khoảnh khắc mà người chụp ghi hình được một dạng vật chất đặc biệt trong thế giới tâm linh.

Đem những vấn đề này đến hỏi ông ông Vũ Thế Khanh, Tổng giám đốc Liên hiệp UIA (Liên hiệp Khoa học Công nghệ Tin học Ứng dụng), ông Khanh cho biết,  nhiều nơi trên thế giới đã công bố một số bức ảnh trên các lâu đài cổ có “người âm” đang đứng. Thậm chí, có những bức ảnh rõ hoàn toàn các chi tiết của một con người.

Tại UIA cũng đã chụp được bức ảnh những chiếc thuyền buồm với nhiều đốm sáng xung quanh, hiện lên trên dòng sông Lam trong lễ cầu siêu cho các vong linh liệt sĩ. Cũng có nhiều nhà ngoại cảm đưa ra các hình ảnh mờ ảo, các vòng tròn và khẳng định đó là ảnh của người đã khuất.


Trong cuốn “Sự sống sau cái chết” (Life after life) của Raymond A. Moody, một nhà gọi hồn hiện đại đã dẫn ra nhiều trường hợp những người đã trải qua trạng thái cận tử. Sau khi thoát chết và trở lại cuộc sống một số người đã kể rằng, họ đã biến thành một vòng tròn ánh sáng: “Khi tim tôi ngừng đập… tôi cảm thấy như mình là một quả bóng tròn hoặc một hình cầu nhỏ. Tôi không thể nào mô tả được nó”. Hoặc: “Tôi thoát ra khỏi thể xác của mình và tôi quan sát nó từ cự ly cách đó khoảng 10m, nhưng ở đó tôi vẫn có khả năng suy nghĩ giống như bình thường”.

Những tài liệu dẫn trên cũng phù hợp với quan điểm của một số nhà khoa học khác. Chẳng hạn TS. Boris Isakov, người Nga cho rằng, linh hồn là một thứ vật chất siêu nhẹ có thể chụp ảnh được. Nếu theo các quan niệm trên thì các vòng tròn ánh sáng sẽ là một trạng thái tĩnh của linh hồn.

Đến một lúc nào đó nó chuyển sang trạng thái động, tức là nó có thể biến một phần thành dạng mặt người hoặc toàn bộ cơ thể. Nó có thể giao tiếp với các linh hồn khác như lời kể của một người cận tử trong cuốn sách nói trên của Raymond A. Moody: “Tôi có thể trông thấy cánh tay từ nguồn sáng đó chạm vào tôi… và tôi đưa tay ra nắm lấy bàn tay ấy…”.

Raymond Moody cũng bố trí một phòng đặc biệt để cho người sống nhìn hình ảnh người chết qua một tấm gương. Gương có hình chữ nhật cao 1,22m, rộng 1,07m được đặt trong 1 góc phòng cao hơn mặt đất 0,915m.

Một chiếc ghế bành được đặt trước gương sao cho người ngồi nhìn gương thoải mái và chăm chú trong một thời gian kéo dài và không nhìn thấy hình của mình trong gương. Trước khi vào phòng gương, khách phải tập trung tư tưởng nhớ lại người đã chết, xem album, kỷ vật… sau đó được đưa vào phòng, tập trung ý nghĩ đến người đã khuất và kết quả rất nhiều người đã nhìn thấy hình ảnh người đã khuất.

(Còn nữa)

Theo VTC News

Signature: 
queviet.pl
Ngày cập nhật Thứ bảy, 08/06/2013 - 09:12

Thêm bình luận