Đừng giết du lịch bằng... văn hóa
admin
Thứ năm, 18/07/2013 - 09:00
Đừng giết du lịch bằng... văn hóa
Chuyện ngành du lịch nước ta đang tự giết chính mình chắc hẳn chẳng địa phương nào thiếu. Thế nhưng, nhân danh văn hóa để phá hoại văn hóa như cách làm của "văn hóa cồng chiêng" trên đây thì quả đúng là độc nhất vô nhị.
Nếu trong cuộc đời, phần đáng nhớ và khát khao nhất là những chuyến đi để đến với những vùng đất mới thì, có lẽ, chẳng gì tuyệt vời hơn khi giữa mùa hè ngột ngạt bởi cái nóng 40 độ của đất trời, của "những điều trông thấy"..., lại có thể được biết Đà Lạt bằng một chuyến đi...
"Một sàng" ...tức và đau
Đoàn tham quan thực tế của thầy và trò ngành Đông phương học, ĐH Khoa học Huế gồm 45 người, khởi hành từ Huế sáng 4/6. Khó nói hết cảm xúc và sự náo nức của mấy chục con người lần đầu tiên được đi thật xa về phương Nam để mà cảm nhận, mà thấm thía với câu nói tự ngàn xưa của cha ông: Việt điểu sào Nam chi - Con chim khôn của Nước Việt phải biết chọn cành phương Nam mà làm tổ.
Chẳng có ai hiểu đủ nghĩa, trọn ý của lời nhắn gửi da diết ấy, nhưng ít nhất cũng hình dung khá rõ rằng, càng đi xa về phía nam thì càng bớt đi cái lạnh buốt của những đợt gió mùa hoành hành tàn nhẫn - chẳng bao giờ đổi thay, từ phương bắc! Càng đi xa về nam thì càng cảm nhận rõ hơn, thấm hơn cái vất vả, tủi buồn của miền Trung cằn cỗi, nhọc nhằn...
Xưa, đi một ngày đàng học một sàng khôn, nay chắc phải sửa lại rằng ngoài cái sàng khôn chưa bao giờ tỉnh ấy còn có cả một sàng... tức và đau.
Trước khi đến với Đà Lạt, đoàn chúng tôi tạm dừng chân một thoáng với Nha Trang. Nha Trang đã thay đổi thật nhiều dẫu biển vẫn như ngày nào, nhưng ...mênh mông sự mời gọi. Tour du lịch tham quan 04 đảo với giá 140.000 đồng (bao gồm cả bữa ăn trưa) là tour rẻ nhất, nên thầy và trò không có chỗ đi lui.
Gọi là du lịch 04 đảo nhưng chỉ một lần lên đảo còn 03 lần khác thuyền phải đậu ngoài xa theo "nguyên tắc" treo "đầu đảo, bán thịt... dù bay"! Thuyền neo ở cảng nổi với lời cảnh báo không được lên đảo, nhưng được phép đeo dù cho xuồng máy kéo bay lên trời chừng 03 phút với giá... 500.000 ngàn đồng một người(!) Đó là cái giá để mở mắt cho những sinh viên ngây thơ tạm biết câu châm ngôn không có tiền quả là nghiêm trọng.
Thôi thì không được bay nhưng mắt cũng có bay theo người ta nên cái giá cho sự nhìn để biết cũng tạm coi là được. Thế nhưng bữa cơm trưa thì quá ư là tệ. Cơm có rau, có tôm, có cá, có thịt nhưng 45 người chỉ có 4 tô canh, bốn đĩa rau, bốn đĩa xào và 37 con tôm to bằng ngón tay, 34 miếng thịt kho thì quả là thiếu... văn hóa ẩm thực đến không thể nào tin nổi.
Không hiểu khi dọn mâm rộng như biển bày giữa khoang thuyền, cỗ "mỏng như khói sóng" để mời các "thượng đế", có ai trong ngành du lịch xứ biển nghĩ đến hai từ xấu hổ không? Tổng số chi phí cho dầu, hao mòn phương tiện (trên quãng đường cả đi và về chừng hơn 5 hải lý), người phục vụ, thức ăn, tính ra chưa đến 02 triệu đồng, sao nỡ thu đắt gấp hơn 03 lần?
... Đến cái gọi là văn hóa cồng chiêng
Đà Lạt đẹp và quyến rũ đến nao lòng. Có không ít những điều để nhớ, để khen. Trước tiên là những cái biển báo cắm bên những con đường rộng nhất, đẹp nhất của xứ mộng, xứ mơ: Cho phép ô tô chở khách đậu dưới lòng đường có thu phí. Nhìn thấy tấm biển, lái xe mừng như bắt được vàng: Ai chẳng biết nỗi khổ trần ai nhất ở đất lạ là nhà xe sợ bị CSGT, Thanh tra GT bắt phạt chuyện dừng, đỗ xe trái quy định.
Cả đoàn ai cũng rạng ngời nụ cười và thoảng nỗi xót xa: Giá như xứ Huế và nhiều nơi khác cũng làm như Đà Lạt thì đỡ khổ biết bao nhiêu!
Chuyện thật như đùa ở Huế: Trả khách ở trước khách sạn bị phạt vì dừng xe trái quy định. Chẳng trách bao nhiêu xe du lịch bỏ Huế chạy vào Đà Nẵng khi CSGT và Thanh tra GT rầm rập lượn suốt ngày. Khách đến thăm mà đằng đằng sát khí, nhân danh trật tự để tạo nên hoảng loạn thì ai thảnh thơi, yên tâm để dừng, để ngắm?
Ăn cơm ở nhà hàng Nam Đô, đường Trần Lê có lẽ là kỷ niệm tình cờ đáng nhớ nhất. Thức ăn vừa nhiều, vừa ngon, vừa rẻ ở một nơi vừa sạch, vừa đẹp với giá chỉ có 40.000 đồng/ suất. Sinh viên tuổi ăn tuổi ngủ mà ăn không hết thức ăn ngon, có lẽ là chuyện lạ ở... mọi thành phố du lịch. Khi được hỏi, bà chủ nhà hàng tên là Hồng Xuyến, có nét hương sắc đậm đà trả lời rằng, lãi nằm ở số lượng đông khách đặt mỗi ngày nên tất cả đều vui...
Cũng giống như ở Nha Trang, sinh viên chọn tour du lịch rẻ nhất và giàu ý nghĩa hiểu biết nhất là "Văn hóa cồng chiêng" với giá vé 50.000 đồng mỗi người. Hướng dẫn viên thông báo giá đó bao gồm cả rượu cần, thịt rừng, lửa trại. Nghe cứ ngỡ đang mơ...
18h30, xe chở đến làng Liang Biang cách trung tâm thành phố khoảng 20 phút. Gọi là làng nhưng nhà mái bằng, mái ngói, mái tôn chen chúc nhau đứng chật mọi ngõ ngách và hàng chục chiếc xe ca đỗ đầy ắp cả đường phố.
Cả đoàn sinh viên sững sờ vì suất "văn hóa cồng chiêng" trước đang được tiếp tục trong một cái nhà... lợp tôn nhếch nhác, phía trước có cả nilon, vải bạt treo lủng liểng như khiêu khích sự nhói lòng. Hàng trăm con người cả tây lẫn ta xúm quanh một đống lửa, một vò rượu cần đặt trên... ghế nhựa, để xem các cô gái "dân tộc K'Ho" mặt trát bự phấn múa hát.
Xin đừng ăn sổi ở thì...
Chuyện ngành du lịch nước ta đang tự giết chính mình chắc hẳn chẳng địa phương nào thiếu. Thế nhưng, nhân danh văn hóa để phá hoại văn hóa như cách làm của "văn hóa cồng chiêng" trên đây thì quả đúng là độc nhất vô nhị.
Tại sao ngành du lịch Đà Lạt chỉ lo "tận thu" mà không tính chuyện bền lâu? Trong cái khoản thu khổng lồ mỗi tối (hàng trăm người, dăm bảy chục triệu) dư sức để đầu tư nhà rông, các hộ gia đình người dân tộc sinh sống - cho họ sống - tham gia trực tiếp - không phải diễn, nhằm thu hút nhiều khách du lịch hơn?
Cách làm như trên đã và đang hủy hoại những dư âm, mảnh vụn cuối cùng của bản sắc văn hóa: Tìm ở đâu những cô gái K'Ho da trắng như thế? Vẻ đẹp và cái chất hoang dã tự nhiên của cồng chiêng, lửa rừng, căn nhà rông không cần đến bất cứ thứ son phấn giả dối, lòe loẹt nào.
Đó là chưa nói đến chuyện chúng ta đang tự làm xấu mình đi trước mắt du khách nước ngoài về cái hay, cái đẹp, cái giản dị bản sắc của lửa Việt, hồn Việt.
Đây không chỉ là chặt chém bởi ít nhất, chặt chém du khách cũng dùng hàng thật chứ không ai lại vừa chặt chém, vừa lừa dối, bôi bác bao giờ. Chuyện như đùa bởi không lẽ Đà Lạt thiếu một mảnh rừng, thiếu một ngôi làng đích thực của văn hóa cồng chiêng?
Cái tối kỵ của văn hóa và là điều không thể dung thứ, đó là sự hời hợt, nông cạn của nghĩ suy. Văn hóa được nuôi dưỡng, trường tồn trong sự lắng sâu, minh triết của ý nghĩa cuộc đời. Làm sao có thể đặt cái vò rượu cần trên cái ghế nhựa trong một căn nhà tôn để rồi nói rằng đó đích thực là sự vô giá của văn hóa cồng chiêng?
Hiếm có cái gì chắc chắn nhưng nạn ăn xổi, ở thì của ngành du lịch nói riêng; nền thương mại Việt Nam nói chung là điều chắc như... cua gạch đêm không trăng.
Dù ở Nha Trang, Huế, Hà Nội... thì mẫu số chung vẫn là giống nhau: Cách nghĩ thiển cận của tiểu nông, không vượt qua khỏi lũy tre lang. Đừng tưởng du khách nước ngoài cứ đến và không trở lại. Thời đại của thế giới phẳng về thông tin không chỉ tiếng dữ đồn xa mà sự khinh khi cũng dễ đồn xa. Đó mới là nỗi đau của xứ sở.
Chia tay Đà Lạt, người viết bài cứ băn khoăn mãi hình ảnh của hàng trăm con cá chết nổi trắng trên Hồ Xuân Hương: Nếu cái hồ thơ mộng nhất nước mà không thể dung nổi sự sống nhỏ bé nhất thì còn đâu không ô nhiễm văn hóa sống trong lành?
Chợt có chút an ủi khi nhớ đến câu nói của bà chủ nhà hàng Nam Đô: "Góp phần làm cho ai cũng vui khi đến với Đà Lạt để ngày càng vui hơn là bổn phận của người Đà Lạt mà"... Ước gì mỗi quan chức, nhân viên của ngành du lịch Việt Nam biết được lời tỏ bày dễ mến ấy...
Thịnh Hà
Tuần Việt Nam
Signature:
queviet.pl
Tin mới hơn:
- 20/07/2013 - 02:32 - Thuyền viên Vinashinlines tuyệt vọng
- 20/07/2013 - 02:26 - Chi tiền tỷ mua laptop, Đại biểu HĐND "chê" không xài
- 20/07/2013 - 02:11 - 'Độc quyền Ngoại hạng Anh gây bức xúc cho cả xã hội'
- 20/07/2013 - 01:57 - Một xã có trên 50% nam giới sẽ ế vợ
- 20/07/2013 - 01:51 - “Đã có kết quả kiểm tra lại sai phạm đất đai tại Đà Nẵng”
Tin cũ hơn:
- 18/07/2013 - 08:47 - Vàng ngất ngưởng, thuế phí chồng nhau... bởi Việt Nam giàu
- 18/07/2013 - 07:22 - Sát 'nách' Thủ đô: Cả phố trưng biển tiếng Trung Quốc
- 18/07/2013 - 07:09 - Giãn dân phố cổ, dân lo thiếu tiền mua nhà
- 18/07/2013 - 07:07 - Không được xây nhà quá 3 tầng tại phố cổ Hà Nội
- 18/07/2013 - 07:01 - Đồng Nai xây bảo tàng ngàn tỉ
Ngày cập nhật Thứ năm, 18/07/2013 - 19:03
Thêm bình luận
WebLinks
- Hội hữu nghị Việt Nam - Ba Lan
- Jufist
- Đô Thị
- Nhịp cầu thế giới
- Hội VHNTVN tại Nga
- CLB Lê Quý Đôn
- Đại Sứ Quán
Thời Tiết
Ho Chi Minh City | Partly Cloudy, 33 C |
Warsaw | Mostly Cloudy, -7 C |
Hanoi | Mostly Cloudy, 15 C |
Tỉ giá VNĐ/PLD
Tỷ giá VND theo Yahoo:
10,000VND = 1.474PLN
TỈ GIÁ PLN
Tiền tệ | Tỷ giá |
---|---|
CZK | 0.16 |
GBP | 4.91 |
USD | 3.18 |
CHF | 3.28 |
EUR | 4.11 |
UAH | 0.39 |
CNY | 0.51 |
Quảng cáo
Quảng cáo
Bình luận mới nhất
- Vì tương lai con em chúng ta 1 tuần 6 ngày trước
- buc xuc 1 tuần 6 ngày trước
- Vui vui 2 tuần 1 ngày trước
- Chuc mung 2 tuần 2 ngày trước
- Hoan hô 2 tuần 3 ngày trước
- Góp ý 3 tuần 4 ngày trước
- Đoàn kết là sức mạnh. 4 tuần 6 giờ trước
- de nghi chinh sua 1 tháng 1 tháng 2 ngày trước
- mong anh chi cho biết thêm 1 tháng 1 tháng 2 ngày trước
- Gửi bạn đọc 1 tháng 1 tháng 4 ngày trước
Thêm bình luận