Vàng ngất ngưởng, thuế phí chồng nhau... bởi Việt Nam giàu

Vàng ngất ngưởng, thuế phí chồng nhau... bởi Việt Nam giàu

Phiên bản để inGởi bằng emailPhiên bản PDF

GDP Việt Nam được xếp thứ 42 thế giới, có lẽ vì tin dân mình giàu nên rất nhiều chính sách được đưa ra để cho người giàu thực hiện, chứ không phải cho đại đa số dân chúng còn nghèo.

Kinh tế Việt Nam xếp thứ 42 trong bảng xếp hạng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) các nước theo ngang giá sức mua (PPP) do Ngân hàng thế giới (World Bank) thực hiện và công bố trong tháng 7/2013, với GDP hơn 322 tỷ USD.

Theo xếp hạng GDP (tính theo PPP) năm 2012 của Ngân hàng thế giới, Mỹ vẫn là nền kinh tế lớn nhất thế giới với GDP 15,7 ngàn tỷ USD; tiếp theo là Trung Quốc (12,5 ngàn tỷ USD), Ấn Độ (4,8 ngàn tỷ USD), Nhật Bản (4,5 ngàn tỷ USD) và Nga (3,4 ngàn tỷ USD, thay thế vị trí của Đức trong bảng xếp hạng năm ngoái)…

Việt Nam xếp thứ 42 trong bảng xếp hạng này, với GDP (theo PPP) hơn 322 tỷ USD.

So với khu vực Đông Nam Á thì Việt Nam xếp thứ 6, sau các nước như Indonesia (16), Thái Lan (21), Malaysia (26), Philippines (29) và Singapore (39).

Nếu tính GDP theo đầu người, năm 2012 GDP đầu người của Việt Nam là 1.555 USD. Theo dự đoán của Ernst & Young, trong năm 2013, với tốc độ tăng trưởng kinh tế 5,5%, GDP Việt Nam sẽ đạt con số 154,6 tỷ USD và GDP đầu người sẽ tăng lên 1.705,8 USD

Còn theo một nghiên cứu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) thực hiện năm 2010, tính theo tỷ giá hối đoái, GDP đầu người của Việt Nam là 1.061 USD; nếu tính theo sức mua tương đương (PPP), GDP bình quân đầu người của Việt Nam là 2.948 USD.

Nhìn vào số liệu của IMF, với mức thu nhập bình quân gần 100 triệu đồng/năm, thì có vẻ như thu nhập của người Việt cũng không hề thấp, phải chăng vì tự tin với mức thu nhập của người dân cao như vậy nên nhiều chính sách của Chính phủ đang áp dụng hiện nay là dành cho người thu nhập cao, nếu không muốn nói là người giàu.

/sites/queviet-drupal/files/remote/448fb6832f5545a9e20bfc70f8b6662b.jpg

Lãnh đạo tin dân giàu nên nhiều chính sách đưa ra để cho người giàu làm.

Điển hình như vì tự xem là giàu nên giá nhiều mặt hàng của VN thuộc hàng đắt nhất thế giới, theo bảng xếp hạng những thành phố đắt đỏ nhất thế giới năm 2013 do hãng tư vấn nguồn nhân lực ECA – International tiến hành, Hà Nội xếp thứ 39 ở châu Á và thứ 219 trên thế giới, còn TPHCM là thành phố đắt đỏ thứ 43 châu Á và 227 thế giới, và có chiều hướng ngày càng đắt lên. Và vì vậy, không ngạc nhiên khi VN là 1 trong 3 nước mê hàng hiệu nhất thế giới…

Còn với các quy định trong nước, cũng vì sự “giàu có” kể trên, với chính sách quản lý riêng, giá vàng VN luôn cao hơn thế giới bình quân 5-6 triệu đồng mỗi lượng.

Vì nghĩ rằng dân mình giàu, trong quy định về tiêu chuẩn xây dựng chung cư thương mại, tỷ lệ diện tích căn hộ trong chung cư là 1:2:1, tức 20% là căn hộ nhỏ từ 50 - 70 m2, 50% là căn hộ vừa 80 - 90 m2,  25% căn hộ lớn trên 100 m2. Chính quy định này, và long tham của các chủ đầu tư chạy đua xây dựng căn hộ diện tích lớn để hưởng lãi cao, đã đẩy thị trường vào tình trạng ế ẩm, dư thừa hàng chục ngàn căn hộ (theo chuyên gia số này có thể lên tới hàng trăm nghìn căn), vì người dân không đủ tiền mua. Để sửa sai chính sách, giờ đây Bộ Xây dựng khuyến khách xây dựng căn hộ nhỏ để vừa túi tiền người dân, căn đã xây thì có chủ trương chia nhỏ để bán.

Dân giàu, nên gói 30.000 tỷ đồng hỗ trợ cho người thu nhập thấp mua nhà, thì tổng mức thu nhập để có thể được vay cũng phải ổn định ở mức 18-20 triệu đồng/tháng, vì số này ít nên tới nay cũng chỉ có vài người được xét cho vay từ gói hỗ trợ.

Cũng vì tự tin dân mình giàu, nên mới đây HĐND TP. Hà Nội đã ra Nghị quyết trong đó quy định, để được đăng ký thường trú ở nội thành Hà Nội, một công dân phải có diện tích ở nhà thuê trong nội thành ít nhất 15 m2 sàn/người và phải tạm trú liên tục tại nội thành từ 3 năm trở lên.

Cũng lý do trên, nên Hà Nội cũng mở ra hàng loạt trường công chất lượng cao từ cấp mầm non tới THPT với học phí cao ngất ngưởng, ở mức 2,5 - 3 triệu đồng/học sinh/tháng (tùy cấp học). Con em vào học những trường này chi phí cho mối năm học chắc chắn không dưới 50 triệu đồng. Đấy là với giáo dục công lập, được lập ra với mục tiêu là an sinh, không phải để thu tiền mà học phí còn cao vậy, thì có thể thấy các lãnh đạo nghĩ dân ta giàu cỡ nào.

Và cũng vì nghĩ dân ta giàu, nên khi tăng giá các mặt hàng thiết yếu (xăng dầu, điện, nước, than…), đưa ra các mức thuế, phí… người dân thường được nghe các lãnh đạo so sanh mức giá, thuế, phí đó với thế giới, đại loại là “nếu so với thế giới, mức giá/thuế/phí… này ở nước ta còn thấp hơn/chưa bằng các nước trong khu vực và mặt bằng chung của thế giới”. Nhưng lại không thấy lãnh đạo nào so sánh thu nhập thật của người dân, tỷ lệ người nghèo, thất nghiệp, chất lượng dịch vụ, quyền của người dân… VN với khu vực và thế giới. Hay bởi "đẹp khoe, xấu che", phương châm ngàn đời của nước Nam là vậy?

Phạm Thanh (Phunutoday)

Signature: 
queviet.pl
Ngày cập nhật Thứ năm, 18/07/2013 - 08:47

Thêm bình luận