Phạt tiền nếu không mang chứng minh thư: Tính nhân văn ở đâu?

Phạt tiền nếu không mang chứng minh thư: Tính nhân văn ở đâu?

Phiên bản để inGởi bằng emailPhiên bản PDF
"Chúng ta phải xem lại tính nhân văn của dự thảo Nghị định này, đừng đẩy người dân vào chỗ khó vì mục tiêu quản lý của mình" - Chị Thu Hằng (Hà Đông) chia sẻ

Dự thảo Nghị định xử phạt hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; Phòng, chống tệ nạn xã hội; Phòng cháy chữa cháy; Phòng, chống bạo lực gia đình của Bộ Công an đề nghị, người dân không mang chứng minh thư theo người sẽ bị phạt mức từ 100 đến 200 ngàn đồng. Dự thảo này đang được Bộ Công an lấy ý kiến nhân dân.

PV Infonet đã có cuộc trao đổi nhanh với một số người dân và gặp phải sự bất bình khi cho rằng, nghị định xử phạt như vậy là làm khó dân. Người dân đi ra chợ, hay đi tập thể dục, hóng gió mát… cũng phải đề phòng công an đột xuất hỏi chứng minh thư ư? Nếu không mang theo thì bị xử phạt ư?

Anh Hoàng Minh, một người dân ở phố Hoàng Cầu (Đông Đa) chia sẻ: Về nguyên tắc, luật đã quy định ra đường phải có giấy chứng minh nhân dân, vì liên quan đến cư trú, tạm trú, phải xuất trình giấy tờ tùy thân, cũng như đi nước ngoài phải có hộ chiếu.

Nhưng không phải lúc nào con người ta cũng đem theo giấy tờ tùy thân để tránh không bị xử phạt. Ví dụ trong tình trạng khẩn cấp cứu người, đưa gia đình anh em bạn bè đi bệnh viện, người ta quên không kịp thời đem theo giấy tờ mà phạt, như vậy có nên không?

/sites/queviet-drupal/files/remote/59121cfa236daa63faf66d240a0d30d8.jpg

Nhiều ý kiến của người dân cho rằng, chỉ khi nào dừng xe phạm luật giao thông mới được xử phạt  không mang chứng minh thư. Nếu nhiều lực lượng đều có quyền xử phạt dễ bị kẻ xấu lợi dụng để cướp tài sản. Ảnh minh họa

Anh Minh lo sợ rằng, lực lượng công an nào và cấp thẩm quyền cấp nào có quyền xử phạt, quyền được phép kiểm tra người dân đang đi bộ, đi xe máy, hoặc ngồi uống trà đá… Anh Minh còn lo lắng nếu Nghị định thi hành thì kẻ xấu có cơ hội lợi dụng để cướp, trấn lột người dân?

Anh Minh lấy ví dụ, nếu đang đi xe máy ban đêm ở trên đường, đột nhiên có 2 -3 công an yêu cầu dừng xe cho để kiểm tra chứng minh nhân dân. Nếu không dừng xe chấp hành, họ bị quy vào là chống người thi hành công vụ… Nếu gặp trường hợp giả dạng công an để dừng xe, thì nguy cơ bị trấn lột, cướp tài sản là rất cao… Lúc đó, ai đứng ra chịu trách nhiệm?

Hoặc nếu trường hợp người dân nghi ngờ một nhóm giả dạng công an nào đó lợi dụng kiểm tra chứng minh thư nhân dân để trục lợi, ai bảo vệ người dân? Người dân nghi ngờ liệu họ có được quyền kiểm tra ngược lại chứng minh thư của công an không?

Còn chị Thu Hằng (Hà Đông) lại chia sẻ: "Tôi cho rằng quy định đi vào thực tế là không khả thi và bất cập. Chúng ta phải xem lại tính nhân văn của dự thảo Nghị định này, đừng đẩy người dân vào chỗ khó vì mục tiêu quản lý của mình".

Theo chị Hằng đừng vì cái lợi của một nhóm người, một ngành mà đẩy cái khó cho người dân. Vì vậy, Nhà nước khi ban hành một Nghị định nào đó phải cân nhắc các lợi ích trong trường hợp nào thì phạt, trong trường hợp nào thì không? Có như thế mới linh hoạt trong cuộc sống được. Đừng nên áp đặt một chiều chỉ có lợi cho ngành mình hoặc một nhóm cá nhân nào đó…

Anh Xuân, người dân ở Thanh Trì lo lắng, nếu thêm nghị định này đi vào cuộc sống càng thêm rắc rối: "Theo tôi, không phải lúc nào cũng bố trí lực lượng đi kiểm tra giấy chứng minh thư của công dân, nếu như vậy sẽ xảy ra lạm quyền để bắt chẹt người dân…

Chỉ khi nào người ta vi phạm pháp luật giao thông thì mới yêu cầu xuất trình giấy tờ tùy thân, chứng minh danh tính anh là ai, ở đâu để tìm hiểu nguồn gốc nhân thân của người đó. Và chỉ có lực lượng công an giao thông mới có quyền kiểm tra"

Nguyễn Hiếu (Infonet)

Signature: 
queviet.pl
Ngày cập nhật Thứ bảy, 08/06/2013 - 09:38

Thêm bình luận